Site icon Toan Cau Invest

Nhà thầu phụ là gì? Quy định về thầu phụ trong xây dựng

Nhà thầu phụ là gì? Quy định về thầu phụ trong xây dựng

Trong lĩnh vực xây dựng, người ta thường nhắc nhiều đến các cụm từ như là “mời thầu”,”đấu thầu“, “tổng thầu”,…Tuy nhiên lại bỏ qua cụm từ cũng rất quan trọng đó là nhà thầu phụ. Vậy nhà thầu phụ là gì? Nhà thầu phụ có vai trò như thế nào trong lĩnh vực xây dựng? Sự khác biệt giữa nhà thầu chính và nhà thầu phụ là gì? Tất cả sẽ được Toàn Cầu Invest giới thiệu qua bài viết bên dưới.

Nhà thầu phụ là đơn vị sẽ đảm nhận một phần lớn các công việc có trong dự án xây dựng. Họ tham gia thực hiện các công việc trong gói thầu của nhà thầu chính.Bên cạnh đó, họ cũng ảnh hưởng trực tiếp đến tiến độ của công trình. Vì vậy để khai thác tối đa hiệu quả của nhà thầu phụ, cũng như triển khai đấu thầu trong lĩnh vực xây dựng một cách thành công nhất.

Ngay bây giờ mời tất cả các quý vị hãy cùng tham khảo ngay những thông tin hữu ích về nhà thầu phụ qua bài viết này nhé.

Nhà thầu phụ là gì?

Nhà thầu phụ (tên tiếng anh là Subcontractors) là những nhà thầu không trực tiếp đấu thầu dự án mà tham gia thực hiện các gói thầu theo hợp đồng thỏa thuận được ký kết với nhà thầu chính. Nhà thầu phụ đặc biệt là các nhà thầu phụ sẽ thực hiện công việc quan trọng do nhà thầu chính đề xuất trong hồ sơ dự thầu trên cơ sở có ghi ở trong hồ sơ yêu cầu, hồ sơ mời thầu.

Nhà thầu phụ là gì?

Nhà thầu phụ là gì? Nhà thầu phụ tiếng Anh là gì? Nhà thầu phụ có cần chứng chỉ năng lực? Nhà thầu phụ trong nhôm kính

Cụ thể, theo Khoản 36 Điều 4 Luật Đấu thầu 2013 có quy định: “Nhà thầu chính là nhà thầu có trách nhiệm đấu thầu và ký kết, thực hiện hợp đồng với chủ đầu tư nếu được chọn. Nhà thầu chính có thể hoạt động độc lập hoặc kết hợp với các nhà thầu phụ liên doanh. Nhà thầu chính phải đảm bảo được trách nhiệm liên quan đến chất lượng, khối lượng và tiến độ của công trình. Bên cạnh đó nhà thầu chính cũng cần phải quản lý, đảm bảo trách nhiệm của các phần việc do nhà thầu phụ đảm nhiệm.

Như vậy, chúng ta có thể hiểu nhà thầu phụ sẽ chịu trách nhiệm liên quan đến các phần việc như cung cấp vật tư, thí nghiệm hiện trường, cung cấp thiết bị máy móc, trực tiếp thi công, lắp đặt tại công trường. Tuy nhiên các phần việc của nhà thầu phụ sẽ phải chịu sự giám sát của nhà thầu chính và phải chịu trách nhiệm về phần việc đó.

>> Tham khảo chi tiết về: Nhà thầu Toàn Cầu Invest

Vai trò của nhà thầu phụ là gì?

Trên thực tế, nhà thầu phụ vẫn là một nhà thầu. Các nhà thầu phụ có thể là công ty hoặc cá nhân đứng ra nhận phần công việc và hoàn thành theo nội dung có trong hợp đồng ký kết với nhà thầu chính. Nói nôm na, nhà thầu phụ là đơn vị được nhà thầu chính thuê để thực hiện một hoặc hai, ba nội dung công việc có trong hợp đồng nhận thầu.

Vai trò của nhà thầu phụ là phải thực hiện các công việc được thỏa thuận, hoàn thành đúng tiến độ và chịu trách nhiệm với nhà thầu đã thuê họ. Không có sự liên quan về trách nhiệm với chủ đầu tư.

Một nhà thầu phụ có thể thực hiện một hoặc nhiều nội dung trong hợp đồng nhận thầu. Ngoài ra họ cũng có thể làm cùng một việc, cùng nội dung với nhiều nhà thầu khác nhau trong nhiều các dự án khác nhau.

Quy định về nhà thầu phụ trong xây dựng

Trong xây dựng, quy định dành cho nhà thầu phụ là gì để đảm bảo được chất lượng và tiến độ của dự án thi công?  Sau khi kí kết hợp đồng, nhà thầu phụ sẽ phải tuân thủ theo các quy định sau:

Quy định sử dụng nhà thầu phụ trong đấu thầu

Theo Điều 12 Chương VI, Phần thứ nhất của Thông tư 01/2015/TT-BKHĐT có quy định:

  • Việc có hoặc không sử dụng nhà thầu phụ cũng sẽ không ảnh hưởng đến quyền và trách nhiệm của nhà thầu.
  • Các nhà thầu phụ được ký kết với nhà thầu chính phải nằm trong danh sách nhà thầu phụ trong hồ sơ dự thầu.
  • Cho dù công việc có đạt hiệu quả hay không thì nhà thầu vẫn phải chịu hoàn toàn trách nhiệm với chủ đầu tư về tiến độ, chất lượng, khối lượng. Còn các nhà thầu phụ phải chịu trách nhiệm với nhà thầu chính.
  • Các nhà thầu phụ không có trong hợp đồng, nếu muốn thay thế cần phải có sự chấp thuận của chủ đầu tư.
  • Giá trị hợp đồng của nhà thầu phụ sẽ không được vượt quá tỉ lệ % (phần trăm) với giá trị hợp đồng của nhà thầu với chủ đầu tư, điều kiện sẽ có cụ thể trong hợp đồng.
  • Các công việc trong hồ sơ dự thầu được bàn giao cho nhà thầu phụ sẽ không được thay đổi sang các công việc khác.
  • Bên cạnh đó sẽ có những yêu cầu khác đối với nhà thầu phụ trong hồ sơ dự thầu cụ thể.

Quy định về năng lực nhà thầu phụ là gì? Tỷ lệ hợp đồng thầu phụ trong xây dựng

Quy định về hợp đồng nhà thầu phụ

Theo quy định, hợp đồng nhà thầu phụ cần phải tuân thủ những nội dung sau:

  • Hợp đồng thầu phụ cần phải ký kết với các đơn vị có năng lực, phù hợp với gói thầu.
  • Nếu nhà thầu phụ nằm ngoài danh sách hồ sơ dự thầu thì chỉ khi được chủ đầu tư chấp thuận mới được tham gia.
  • Tổng thầu không được giao lại toàn bộ các hạng mục công việc có trong hợp đồng cho nhà thầu phụ.
  • Nhà thầu chính là nhà thầu nước ngoài thì chỉ được ký kết với nhà thầu phụ nước ngoài khi nhà thầu phụ Việt Nam không đáp ứng được gói thầu.
  • Toàn bộ các phần việc, tổng thầu phải chịu trách nhiệm với chủ đầu tư, kể cả phần việc của nhà thầu phụ.
  • Trong hợp đồng thầu phụ, nhà thầu phụ có tất cả quyền và nghĩa vụ của bên được nhận thầu.

Phân biệt nhà thầu chính và nhà thầu phụ

Việc hiểu rõ về khái niệm nhà thầu phụ là gì có thể đã giúp chúng ta biết được phần nào sự khác nhau giữa nhà thầu chính và nhà thầu phụ. Nếu nói công trình như một bức tranh toàn cảnh thì nhà thầu chính sẽ đảm nhận toàn bộ các công việc bao quát, kiểm soát và thực hiện cho bức tranh đó được hoàn hảo hơn. Còn nhà thầu phụ sẽ là những chi tiết, phần việc nhỏ được tạo ra trong bức tranh toàn cảnh đó.

Xét một cách tổng quan, nhà thầu phụ chỉ đảm nhận một hoặc hai công việc cụ thể trong công trình. Tuy nhiên họ lại rất quan trọng vì họ có chuyên môn cao về lĩnh vực mà họ đảm nhận. Một dự án thông thường sẽ có nhiều hạng mục liên quan, do đó các nhà thầu chính có thể sẽ cần nhiều nhà thầu phụ. Công việc của nhà thầu chính sẽ là triển khai, giám sát và bao quát tất cả các hạng mục đó.

Thầu phụ là gì? Nhà thầu phụ nước ngoài là gì? Nhà thầu phụ là nhà thầu ký hợp đồng với chủ đầu tư hay không?

Tiêu chuẩn để lựa chọn nhà thầu phụ phù hợp

Nếu muốn tìm một nhà thầu phụ phù hợp và uy tín cho các dự án thì nhất định quý vị cần phải dự trên những yếu tố sau:

  • Kinh nghiệm hoạt động của nhà thầu phụ.
  • Khả năng tài chính phục vụ công việc của nhà thầu phụ.
  • Có đầy đủ các thiết bị, máy móc để triển khai công việc được dễ dàng.
  • Có năng lực về kỹ thuật và đội ngũ giàu kinh nghiệm.
  • Tần số dự án mà nhà thầu phụ thực hiện, tần số các dự án bị lỗi của nhà thầu phụ trong quá khứ.
  • Vị thế hiện tại của nhà thầu phụ trong ngành.

>> Xem thêm: Louver là gì?

Lời kết

Qua đây, quý vị đã cùng với Toàn Cầu Invest tham khảo những thông tin bổ ích về khái niệm nhà thầu phụ là gì cũng như các chủ đề liên quan đến nhà thầu phụ trong lĩnh vực xây dựng. Tuy không phải chủ đầu tư nào cũng quan tâm đến nhà thầu phụ, tuy nhiên nhà thầu phụ lại có vai trò vô cùng quan trọng trong các công trình.

Khi sử dụng nhà thầu phụ uy tín và phù hợp, các dự án có thể sẽ được triển khai rất nhanh chóng, đúng tiến độ và đảm bảo được khối lượng cũng như chất lượng của công trình.

Hi vọng rằng, những chia sẻ trên của Toàn Cầu Invest đã giúp các quý vị hiểu rõ hơn về định nghĩa nhà thầu phụ là gì. Nếu như quý vị đang  có nhu cầu tìm kiếm các nhà thầu để thi công hạng mục nhôm kính, thì quý vị có thể liên hệ ngay qua số hotline 0902 50 1185 của Toàn Cầu Invest chúng tôi để được hỗ trợ và báo giá nhận thầu.

5/5 - (1 bình chọn)
Exit mobile version