Độ cao của các tòa nhà chọc trời đã đến hồi kết? – Phần 2

Danh hiệu tòa nhà cao nhất thế giới không thay đổi trong suốt 12 năm qua và có lẽ sẽ còn giữ nguyên thêm hàng thập kỷ nữa. Lẽ nào độ cao của các tòa nhà chọc trời megatall đã đạt giới hạn?

Độ cao của các tòa nhà chọc trời, tòa nhà megatall
Tòa nhà cao nhất thế giới – Burj Khalifa

Ở phần trước, chúng ta đang bỏ ngỏ câu hỏi “Tại sao các tòa nhà megatall được hoàn thành thực tế lại ít hơn nhiều so với dự đoán trong quá khứ?”

Để trả lời câu hỏi này, trước tiên chúng ta phải nhìn vào Trung Quốc.

Chúng ta đều biết rằng hầu hết các tòa nhà cao nhất thế giới đều nằm ở đây. Tính đến năm 2021, có tới 10/20 tòa nhà cao nhất thế giới đều nằm ở Đại lục, 1 tòa thì ở Hong Kong. Trong 30 năm qua, Trung Quốc đã xây dựng số nhà chọc trời nhiều hơn cả nước Mỹ đã làm trong suốt thế kỷ XX.

Nhiều người đã tin rằng “Trung Quốc sẽ xây dựng tòa nhà chọc trời cao nhất thế giới, soán ngôi Burj Khalifa”

Hạng Tòa nhà megatall Vị trí Quốc gia Chiều cao ft Số tầng Hoàn thành
1 Burj Khalifa Dubai Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất UAE 828 m 2.717 192 2010
2 Merdeka 118 Kuala Lumpur  Malaysia 678,9m 2.227 123 2022
3 Tháp Thượng Hải Thượng Hải  Trung Quốc 632 m 2.073 133 2015
4 Tháp đồng hồ Abraj Al-Bait Mecca Saudi Arabia 601 m 1.972t 123 2012
5 Trung tâm Tài chính Bình An Thâm Quyến  Trung Quốc 599 m 1.965t 120 2017
6 Lotte World Tower Seoul  Hàn Quốc 554,5 m 1.819 123 2017
7 Trung tâm Thương mại 1 Thế giới New York  Mỹ 541,3m 1.776 109 2014

Dự án của Trung Quốc

Thú vị hơn nữa là vào năm 2013, CNN đã viết một bài báo có nội dung tạm dịch là “Tòa nhà Burj Khalifa cao 828m ở Dubai chỉ còn giữ được vị thế số 1 chưa đầy 1 năm nữa”.

“Tòa nhà Sky City được đề xuất xây dựng ở thành phố Trường Sa, tỉnh Hồ Nam dự kiến cao 838m. Sẽ chỉ mất 90 ngày để xây dựng và 120 ngày là cần thiết để đúc sắt”. CNN úp mở kết thúc bài báo với câu: “Rất khó để theo dõi các thông tin về độ cao của các tòa nhà chọc trời đang xây dựng ở Trung Quốc”.

Những gì chúng ta biết bây giờ là Sky City đã không thể trở thành tòa nhà cao nhất thế giới. Việc xây dựng tòa nhà đã bị tạm dừng, với hàng loạt các báo cáo về sự chậm tiến độ. Vào năm 2015, địa điểm của dự án đã được chuyển đổi mục đích sử dụng thành hồ cá.

Năm 2014, The Phoenix Towers (凤凰塔 – Fènghuángtǎ) được đề xuất xây dựng ở Vũ Hán. Độ cao của các tòa nhà chọc trời này được đồn đoán lên đến 1000m, nhưng sau đó thì người ta không thể tìm thấy bất kỳ thông tin nào về nó sau năm 2014 cả.

Tuy nhiên – tòa nhà cao thứ 2 thế giới vào năm 2020, và hiện xếp hạng 3 – tháp Thượng Hải đã được hoàn thành vào năm 2015. Trung Quốc có vẻ là cửa an toàn nhất để đặt cược cho “Nơi sẽ xây dựng tòa nhà cao nhất thế giới tiếp theo”.

Độ cao của các tòa nhà chọc trời, tòa nhà megatall
Concept của The Phoenix Tower

Gió đã đảo chiều

Nhưng thế cờ đã thay đổi, gió đã đổi chiều trong việc cất nóc các tòa nhà megatall. Vào năm 2021, Trung Quốc đã “quay xe”“cấm xây dựng bất kỳ tòa nhà mới nào cao hơn 500m, đặt giới hạn cho các tòa nhà cao hơn 250m. Các kiến trúc kỳ lạ, kỳ quặc, không mang tính kinh tế, không thẩm mỹ, không thân thiện với môi trường sẽ bị cấm”.

Vậy tại sao lại có sự thay đổi đột ngột đến như vậy? Có một số lý do đã được đưa ra như sau:

  • Trung Quốc đã quá nổi tiếng với các kiến trúc kỳ lạ, kỳ quặc, bắt chước kiến trúc nước ngoài

Độc đáo thì có sân vận động Tổ Chim, còn copy thì tháp Eiffel hay Nhà Trắng thì có hẳn vài cái. Chính phủ Trung Quốc hiện nay muốn các tòa nhà phải phù hợp với kiến trúc đô thị xung quanh. Nhu cầu về bất động sản của nước này cũng đang chậm lại.

  • Vanity Hight – chiều cao ảo và thành phố ma

Khái niệm này đã được nói ở phần trước, Theo Nikkei Asia, tỷ lệ trống của không gian văn phòng cao cấp ở Thẩm Quyến là 26,4%. Tỷ lệ này ở Bắc Kinh và Thượng Hải cũng đã tăng lên đáng kể trong 2 năm qua.

Ngoài ra còn có rất nhiều tòa nhà không có người ở – hay còn gọi là “thành phố ma” – nơi có vô số những tòa nhà chung cư cao tầng mới được xây dựng nhưng không có cư dân sinh sống ở bên trong. Theo nguồn tin từ Business Insider, các căn hộ chung cư không có người ở tại Trung Quốc đủ để làm nơi ở cho toàn bộ người dân nước Pháp.

  • Sức khỏe và an toàn của những người sống trong các tòa nhà megatall

Vào tháng 3 năm 2021, một đám cháy đã bùng phát trong một chung cư cao tầng tại Thạch Gia Trang, tỉnh Hà Bắc. Sau đó một đám cháy khác cũng đã bùng phát tại một tòa nhà ở thành phố Đại Liên, tỉnh Liêu Ninh.

Tháng 5 năm đó trong một tòa nhà cao 72 tầng ở Thâm Quyến, đột nhiên rung lắc mạnh và rất nhiều người đã bỏ chạy tán loạn.

Độ cao của các tòa nhà chọc trời, tòa nhà megatall
Tháp Thượng Hải – tòa nhà cao nhất Trung Quốc – thứ 3 thế giới

Vậy với việc Trung Quốc đã từ bỏ việc chạy đua xây dựng các tòa nhà MegaTall, kẻ còn lại trong cuộc đua thách thức vị trí số 1 của Burj Khalifa là ai?

Tháp Jeddah – kẻ phá kỷ lục độ cao của các tòa nhà

Tháp Jeddah ở Ả rập Xê út (Saudi Arabia) nếu hoàn thành đây sẽ là tòa nhà megatall đầu tiên cao 1km.

Nhưng đáng tiếc rằng công việc xây dựng đã bị dừng lại kể từ tháng 1 năm 2018 vì một trong những chủ đầu tư chính của nó đã bị bắt trong một cuộc thanh trừng chính trị tại quốc gia quân chủ dòng Sunni bảo thủ này. Những người duy nhất biết về tương lai của dự án này chỉ có thể là chính phủ hoàng gia Saudi.

Độ cao của các tòa nhà chọc trời, tòa nhà megatall
Concept của Tháp Jeddah – Kingdom Tower

Các tòa nhà megatall khác

Malaysia có 2 tòa nhà đang được lên kế hoạch xây dựng đó là Tower MTradewinds Square Tower. Một tuyên bố vào năm 2018 nói rằng Tower M thậm chí còn chưa khởi công và sẽ không được hoàn thành trong 1 thập kỷ nữa. Nếu nhu cầu cao ốc không phát sinh thì kế hoạch khó có thể bắt đầu trước năm 2035.

Nói như vậy thì có nghĩa là việc xây dựng còn xa vời lắm. Đối với Tradewinds Square Tower, các nguồn tin cho biết đến năm 2020 thì địa điểm xây dựng vẫn đang trống không.

Indonesia cũng đề xuất xây dựng Signature Tower Jakarta, nhưng đã bị hủy bỏ vào năm 2018. Tòa tháp Sky Mile ở Tokyo cũng được đề xuất xây dựng trong năm 2012 nhưng trong 10 năm vẫn không có bất kỳ tiến triển nào.

Độ cao của các tòa nhà chọc trời, tòa nhà megatall
Concept của Sky Mile Tokyo

Thế còn Hoa Kỳ?

Liệu New York hay Chicago sẽ còn có thể xây lên những tòa nhà siêu cao tầng nữa hay không? Câu trả lời đơn giản là “không người Mỹ nào muốn xây dựng chúng cả”. Các dự án xây cất ở New York đắt đỏ và tốn kém hơn nhiều so với ở Trung Đông hay Trung Quốc. Hơn nữa quỹ đất có sẵn tại New York cũng vô cùng hiếm.

Thời gian cho một dự án megatall sơ sơ cũng mất cả chục năm. Quá lâu để các nhà tài phiệt có thể thu được những lợi tức đầu tư của mình. Việc kiếm tiền từ các tòa nhà chọc trời cũng đã bị cản trở bởi đại dịch Covid-19.

Như các bạn đã biết thì đại dịch đã làm giảm nhu cầu về không gian văn phòng. Làm việc online ngày càng trở nên phổ biến và kết quả là nhu cầu về bất động sản thương mại đã chậm lại. Nó cũng gây ra một cuộc suy thoái toàn cầu, có nghĩa là có ít tiền hơn để đầu tư tài trợ cho các dự án cao tầng.

Tác động môi trường

Một yếu tố quan trọng khác là cách các tòa nhà siêu lớn tác động đến môi trường xung quanh. Chắc chắn tầm nhìn từ một tòa nhà megatall sẽ rất tuyệt vời. Nhưng còn các tòa nhà bên cạnh thì sao? Bạn có muốn làm việc trong một văn phòng mà ngay bên cạnh là một công trường xây dựng hàng thập kỷ hay không?

Thường thì các tòa nhà Megatall này sẽ cản trở ánh sáng của các tòa nhà xung quanh, cho dù chúng sở hữu mặt dựng nhôm kính rất đẹp, phản chiếu tối đa ánh sáng, nhưng tổng thể không phù hợp quy hoạch chung của toàn thành phố.

Một vấn đề khác là quá trình xây dựng một tòa nhà chọc trời là ảnh hưởng xấu đến môi trường. Một tòa nhà siêu cao tầng sẽ có ít nhất gấp đôi lượng khí thải nhà kính nếu so với một tòa nhà 10 tầng có cùng diện tích sàn. Điều này là do cần thêm nhiều nguyên liệu và công đoạn cho việc làm móng.

Tháp đồng hồ Abraj Al-Bait (hay “Tháp đồng hồ Khách sạn hoàng gia Mecca”)

Vì vậy có vẻ như cuộc chạy đua để xây dựng các tòa nhà ngày càng cao đã dừng lại.

Rất nhiều đề xuất về các tòa nhà megatall đã bị hủy bỏ, thậm chí một số nước như Trung Quốc còn ra lệnh cấm hoàn toàn. Châu Âu thì vốn dĩ không ưa các tòa nhà quá cao tầng.

Có khi nào Burj Khalifa sẽ mãi là tòa nhà cao nhất thế giới mà con người từng xây dựng hay không? Ý kiến của bạn thế nào hãy chia sẻ xuống phần comment.

Còn hiện tại nhu cầu xây dựng các tòa nhà cao ốc ở Việt Nam vẫn rất cao, dĩ nhiên chúng không phải là các tòa nhà chọc trời siêu cao tầng. Tất nhiên các thiết kế vách nhôm kính đẹp mắt và độc đáo của tòa nhà megatall vẫn được áp dụng, nhằm mang lại vẻ đẹp hiện đại và hoàn mỹ. Các sản phẩm nhôm kính chất lượng cao luôn luôn sẵn có tại Toàn Cầu Invest.

Quý khách cần tư vấn giải pháp thiết kế, thi công, báo giá các SẢN PHẨM NHÔM KÍNH. Hãy liên hệ ngay với:

CÔNG TY CỔ PHẦN XUẤT NHẬP KHẨU VÀ ĐẦU TƯ XÂY DỰNG TOÀN CẦU

  • Trụ sở chính: LK 12 – 31 Khu đô thị mới Văn Khê, P. La Khê, Q. Hà Đông, Hà Nội.
  • VPGD: Tầng 20, Tòa CT2 The Pride, Nguyễn Thanh Bình, P. La Khê, Q. Hà Đông, Hà Nội.
  • Tel: 0243 202 9998, 0243 202 9996.
  • Hotline: 0902 50 1185.
  • Email: contact@toancauinvest.vn

Đội ngũ Chuyên gia Xây dựng và thợ thi công lành nghề, tận tâm, nhiệt huyết với nhiều năm kinh nghiệm.

Ghi dấu ấn, hoàn thiện nhiều công trình, dự án tại Hà Nội, TP. HCM và nhiều tỉnh thành trên toàn quốc.

THI CÔNG NHANH CHÓNG - AN TOÀN - BÀN GIAO ĐÚNG TIẾN ĐỘ CAM KẾT

5/5 - (1 bình chọn)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

0902 50 1185