Ưu và nhược điểm của vách mặt dựng hệ semi-unitized là những thông tin cơ bản khi khách hàng tìm hiểu về sản phẩm. Việc xác định ưu điểm và nhược điểm của sản phẩm sẽ giúp bạn khắc phục được những hạn chế trong quá trình thi công.
Cấu tạo của vách mặt dựng hệ semi-unitized
Hệ vách kính mặt dựng Semi – Unitized là sự kết hợp hoàn hảo giữa tính năng, lợi thế của hai loại vách kính mặt dựng Unitized và Stick. Nắm bắt được cấu tạo sản phẩm, bạn sẽ hiểu cặn kẽ hơn về ưu và nhược điểm của vách mặt dựng hệ semi-unitized.
Cấu tạo cơ bản của hệ mặt dựng Semi-Unitized gồm: vách kính lớn, khung nhôm, hệ gioăng, bulong, và ốc vít, hoặc keo silicone… Vách mặt dựng Semi-Unitized gia công khung và bắn keo kết cấu trực tiếp tại nhà máy. Các công đoạn lắp đặt khung nhôm và tổ hợp hoàn thiện cả hệ vách kính sẽ được thực hiện ở công trường.
Hiện nay, hệ mặt dựng Semi thường sử dụng 3 loại: mặt dựng semi – unitized giấu đố, lộ đố, kết hợp cả lộ đố và giấu đố. Các loại này có sự khác nhau về cơ chế lắp đặt và hình thức.
Xem thêm: Tại sao nên chọn vách kính mặt dựng cho các tòa nhà cao tầng?
Ưu và nhược điểm của vách mặt dựng hệ semi-unitized
Ưu và nhược điểm của vách mặt dựng hệ semi-unitized là hai vấn đề luôn tồn tại cùng nhau. Chủ đầu tư, khách hàng cần xác định được ưu điểm để tận dụng đồng thời xác định nhược điểm và khắc phục các vấn đề gặp phải khi thi công hệ semi-unitized.
Ưu điểm
Vách mặt dựng hệ semi-unitized sở hữu rất nhiều ưu điểm nổi bật nên nhận được đánh giá tích cực của nhiều khách hàng. Dưới đây là những ưu điểm của mặt dựng hệ semi-unitized mà bạn nên biết:
- Ưu và nhược điểm của vách mặt dựng hệ semi-unitized đầu tiên chính là việc lắp đặt các tấm panel tại nhà máy nên đảm bảo được độ chính xác và việc kiểm soát được chất lượng cũng dễ dàng hơn.
- Cấu tạo đơn giản nên quá trình lắp đặt nhanh chóng, thao tác đơn giản, tiết kiệm tối đa thời gian và đảm bảo hiệu quả cao về thi công.
- Sử dụng 3 lớp được hàn kín bên trong mặt dựng và hệ thống thoát nước được thiết kế hoàn hảo đảm bảo chống thấm cao. Bên cạnh đó, tính ổn định và an toàn cho các tòa nhà cao tầng.
- Người ta sử dụng các dải chất trám đảm bảo hàn kín và giảm mức độ ô nhiễm trên bề mặt của mặt dựng, nâng cao giá trị thẩm mỹ và hiệu quả trang trí.
- Kính, kim loại, phụ kiện, đá & các vật liệu trang trí khác đều vô cùng đa dạng để lựa chọn,…
Xem thêm: 10 xu hướng thiết kế vách mặt dựng mới nhất
Nhược điểm
Không chỉ sở hữu ưu điểm, mặt dựng hệ semi-unitized cũng có những nhược cần khắc phục. Vậy những nhược điểm ấy có gây ảnh hưởng nhiều hay không?
- So với các hệ mặt dựng khác, thời gian thi công hệ mặt dựng kính hệ semi-unitized cần nhiều thời gian hơn và sử dụng lượng nhân công lắp đặt nhiều hơn.
- Mức chi phí thi công hệ mặt dựng kính hệ semi-unitized cũng có chi phí cao hơn hẳn bởi đây là dòng cao cấp. Vì vậy, các công trình có thiết kế phức tạp và quy mô lớn mới sử dụng đến hệ này.
Như vậy, ưu và nhược điểm của vách mặt dựng hệ semi-unitized vẫn luôn tồn tại. Tuy nhiên, những ưu điểm trên vẫn xứng đáng để khách hàng lựa chọn sản phẩm.
Quy trình thi công mặt dựng kính hệ semi-unitized đầy đủ
Sau khi tìm hiểu về Ưu và nhược điểm của vách mặt dựng hệ semi-unitized, bạn cần có một quy trình thi công cơ bản và đầy đủ. Dưới đây là quy trình thi công sản phẩm hết sức đơn giản.
Bước 1: Chuẩn bị vật liệu và tiến hành lắp đặt bản mã
Hệ thống bản mã có vai trò vô cùng quan trọng giúp đỡ khung nhôm và vách kính. Do đó, bản mã được lắp đặt vào bê tông hoặc khung thép và kiểm tra kỹ lưỡng về độ đúng kỹ thuật trước khi chuyển sang bước tiếp theo.
Bước 2: Kiến tạo khuôn mặt dựng bằng cách tiến hành lắp thanh đố đứng trước bằng bản mã và ốc vít. Sau đó liên kết thanh đố ngang vào thanh đố đứng đã lắp trước đó bằng vít kết cấu và ghép các sập nhôm che lại các đường nối.
Bước 3: Lắp dựng phần mặt kính theo trình tự từ ngoài vào trong. Thợ thi công sẽ dùng giàn dáo và các dụng cụ nâng kính tại các vị trí cao hơn. Sau khi lắp đặt, bạn có thêm bước ký hiệu cho những khu vực đã hoàn thiện.
Bước 4: Bơm Silicone hoàn thiện để đảm bảo việc chống thấm. Những người thợ sẽ tỉ mỉ bơm keo Silicone xung quanh ở khung bao ngoài. Sau đó, vệ sinh sạch sẽ khu vực đã bơm keo để đảm bảo thẩm mỹ.
Ứng dụng của vách mặt dựng hệ semi-unitized
Ưu và nhược điểm của vách mặt dựng hệ semi-unitized là cơ sở để các nhà thầu và chủ đầu tư ứng dụng sản phẩm này vào xây dựng. Vách mặt dựng hệ Semi có nhiều ưu điểm vượt trội như: về độ an toàn, độ chính xác, chắc chắn và vô cùng thẩm mỹ.
Hệ vách kính này thường được ứng dụng làm tường kính bên ngoài cho các cao ốc, tòa nhà văn phòng, trung tâm hành chính, trung tâm thương mại, khách sạn,… Nó đáp ứng được các toà nhà cao tầng có khoảng cách giữa các tầng lớn hoặc dự án quy mô lớn và kết cầu đòi hỏi sự phức tạp.
Tuy nhiên, thời điểm hiện tại, so với các loại vách kính còn lại, độ phổ biến của vách kính mặt dựng hệ Semi ít hơn. Lý do đưa ra là loại vách này cao cấp và có mức giá thi công vô cùng cao.
Với những thông tin về Ưu và nhược điểm của vách mặt dựng hệ semi-unitized, hẳn khách hàng đã có thể xác định sản phẩm này có thực sự phù hợp với dự án của mình. Toàn Cầu Invest là đơn vị thi công trực tiếp các loại vách kính mặt dựng uy tín, chất lượng hàng đầu thị trường.
Xem thêm: Nhà thầu thi công vách kính mặt dựng tại Hà Nội
Quý khách cần tư vấn giải pháp thiết kế, thi công, báo giá các SẢN PHẨM NHÔM KÍNH. Hãy liên hệ ngay với:
- Trụ sở chính: LK 12 – 31 Khu đô thị mới Văn Khê, P. La Khê, Q. Hà Đông, Hà Nội.
- VPGD: Tầng 20, Tòa CT2 The Pride, Nguyễn Thanh Bình, P. La Khê, Q. Hà Đông, Hà Nội.
- Tel: 0243 202 9998, 0243 202 9996.
- Hotline: 0902 50 1185.
- Email: contact@toancauinvest.vn
Đội ngũ Chuyên gia Xây dựng và thợ thi công lành nghề, tận tâm, nhiệt huyết với nhiều năm kinh nghiệm.
Ghi dấu ấn, hoàn thiện nhiều công trình, dự án tại Hà Nội, TP. HCM và nhiều tỉnh thành trên toàn quốc.